Như những gì mà Debet Page tìm hiểu được, thì Rungrado 1st of May, Salt Lake, Beaver, Wembley… là những địa điểm nằm trong top đầu các sân vận động lớn nhất thế giới có sức chứa cực khủng. Còn tuyệt vời hơn nếu có cơ hội được hòa mình vào bầu không khí cuồng nhiệt, sôi động của các cổ động viên, và tất nhiên là cả vẻ đẹp và độ hoành tráng đến choáng ngợp của các sân vận động. Hãy cùng điểm qua những sân vận động lớn nhất thế giới này nhé!
Các sân vận động lớn nhất thế giới – Rungrado 1st of May (Triều Tiên)
Rungrado 1st of May là một sân vận động được xây dựng lên nhằm rất nhiều mục đích, với diện tích lên đến 20,7 ha (51 mẫu Anh) trên đảo Rungra, Bắc Triều Tiên. Mở cửa vào ngày 1 tháng 5 năm 1989, với sự kiện lớn đầu tiên đó là Ngày hội Thanh niên và Sinh viên Thế giới lần thứ 13. Tính theo số lượng chỗ ngồi đã được ước tính lại vào năm 2014 thì đây là sân vận động có sức chứa lớn nhất thế giới.
Phần mái của sân vận động có sức chứa lớn nhất thế giới – Rungrado 1st of May có tới 16 mái vòm như những vỏ sò kết lại với nhau hệt như một bông hoa mộc lan.Các sự kiện tại đây thường được tổ chức trên sân chính rộng 22.500m2. Tổng diện tích sàn của nó là hơn 207.000m2 trên tám tầng và các thùy của đỉnh mái của nó ở độ cao hơn 60m so với mặt đất.
Sân vận động được xây dựng với sức chứa chính thức ban đầu là 150.000 người. Nhưng sau đợt tu sửa năm 2014, nhà thầu đã thay thế những hàng ghế băng thành những chiếc ghế riêng biệt, thì các nhà quan sát đã ước tính sức chứa mới của một trong các sân vận động lớn nhất thế giới này là khoảng 115.000.
Sân vận động có sức chứa lớn nhất thế giới – Salt Lake (Ấn Độ)
Trước khi Rungrado 1st of May hoạt động, Salt Lake là sân vận động thuộc top 1 các sân vận động lớn nhất thế giới. Đây là sân nhà của rất nhiều những đội bóng nổi tiếng ở Ấn Độ như Mohun Bagan AC, Prayag United SC và Mohanmadam SC… Salt Lake được thiết kế khá đặc biệt với cấu trúc 3 tầng vô cùng độc đáo, phần mái được làm từ kim loại 100%.
Sân vận động Salt Lake thường được sử dụng cho các trận đấu của môn bóng đá và điền kinh. Hơn cả, Salt Lake cũng đã tổ chức một số giải đấu và các trận đấu quốc tế quan trọng như trận đấu của đội tuyển quốc gia Ấn Độ trong FIFA World Cup năm 1986, hay những trận Super-Soccers vào năm 1986, 1989, 1991 và 1994…
Vào năm 1997, có tới hơn 131.000 khán giả đến xem cuộc đối đầu giữa 2 đội tuyển Mohun Và East Bengal, sự kiện ấy đã tạo nên kỷ lục về số lượng người xem từ trước tới nay của một sân vận động quốc gia. Điều đặc biệt tại Salt Lake so với các sân vận động lớn nhất thế giới khác đó chính là sân vận động này hiện đang sử dụng sân cỏ hoàn toàn tự nhiên thay vì dùng sân cỏ nhân tạo.
Những sân vận động lớn nhất thế giới – Sân Michigan (Hoa Kỳ)
Sân vận động Michigan hay còn có tên gọi khác là “Ngôi nhà lớn”. Đây vốn là một sân vận động bóng bầu dục của trường Đại học Michigan của Mỹ. Với sức chứa khoảng 107.601 người, Michigan đã trở thành sân vận động lớn nhất Hoa Kỳ và đứng thứ ba các sân vận động lớn nhất thế giới.
Sân Michigan được xây dựng vào năm 1927, có sức chứa dự tính ban đầu khoảng 72.000 người, nhưng khi được thiết kế với phần móng mở rộng số thì sân vận động Michigan này có thể chứa lên đến hơn 100.000 người.
Sân được sử dụng chủ yếu cho các buổi lễ tốt nghiệp chính của Đại học Michigan. Nhưng ngoài ra, nó còn được sử dụng để tổ chức các các buổi hòa nhạc và các hoạt động thể thao với quy mô lớn như các trận đấu khúc côn cầu, đã từng thu hút lượng khán giả là 105.491 người vào năm 2014, hay trận bóng đá nổi tiếng giữa Real Madrid và Manchester United tại mùa giải International Champions Cup 2014 cũng đã thu hút 109.318 cổ động viên đến.
Các sân vận động lớn nhất thế giới – Sân vận động Beaver
Và cuối cùng Debet Page muốn nói đến chính là Sân vận động Beaver. Đây là sân vận động bóng đá của trường Đại học Bang Pennsylvania, Pennsylvania, khi đã nhắc đến các sân vận động lớn nhất thế giới mà lại không kể đến Beaver thì quả là một thiếu sót lớn.
Việc xây dựng sân vận động này có từ những năm 1909, nhưng mãi đến năm 1960 việc khởi công mới được bắt đầu. Ban đầu sân vận động Beaver chỉ có sức chứa là hơn 46,000 người. Tuy nhiên, sau khi đã trải qua một số hình thức nâng cấp và cải tạo mở rộng, nó đã tăng sức chứa từ 46,000 người lên đến hơn 100.000 người. Đây chính là sân nhà của câu lạc bộ Penn State Nittany Lions, với sức chứa kỷ lục đã đạt được tại năm 2012 là 110.753 người.
Sân vận động này được xây dựng và đặt tên là Beaver là để vinh danh James A. Beaver, một vị luật sư nổi tiếng tại Bellefonte, Pennsylvania, người được thăng cấp trung tá trong một trung đoàn quân sự, là một thẩm phán tòa án tối cao, giữ chức thống đốc bang. Hơn cả ông còn được công nhận là một trong những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của các trường đại học vào thời điểm chuyển giao thế kỷ.
Theo Debet Page thì đó là danh sách các sân vận động lớn nhất thế giới. Các sân vận động không chỉ là thánh địa, là ngôi nhà của những đội bóng mà còn nó còn là những biểu tượng bất diệt. Nếu có cơ hội, hãy ghé đến đây tham quan và chiêm ngưỡng các sân vận động lớn nhất thế giới này nhé!